• Yêu Thương Và Phục Vụ

NGÀY THẾ GIỚI TỊ NẠN 2020: MỜI GỌI TẤT CẢ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO BẢO ĐẢM PHẨM GIÁ CỦA NGƯỜI TỊ NẠN

  • Thứ năm, 15:07 Ngày 25/06/2020
  • Najibeh và gia đình cô ấy đã di cư từ Afghanistan đến Hy lạp để tìm kiếm việc chữa trị cho chồng cô ấy bị mù. Ảnh do Caritas Hellas.
    Najibeh và gia đình cô ấy đã di cư từ Afghanistan đến Hy lạp để tìm kiếm việc chữa trị cho chồng cô ấy bị mù. Ảnh do Caritas Hellas.

     

    Aloysius John

    Đối với những người tị nạn sống với phẩm giá là một thách thức trong đại dịch COVID-19.

    Năm 2019, 33, 4 triệu người đã bị buộc đi vào con đường lưu vong khắc nghiệt ở trên 145 quốc gia. Họ là những nạn nhân của bạo lực, sợ hãi và trên hết là những nạn nhân của hệ thống bất công, họ buộc phải rời bỏ ngôi nhà của mình để đến một nơi bất định, nơi đó họ sẽ phải đối mặt với những gian khó, đau đớn, thống khổ và tổn thương. Phụ nữ, trẻ em và người già là những người bị ảnh hưởng nặng nhất. Do đó, hãy tham gia với hàng trăm triệu người tị nạn trên khắp thế giới. 

    Vào Ngày Thế Giới Tị Nạn, làm thế nào cộng đồng quốc tế có thể biến đôi tai điếc thành tiếng kêu cứu của người tị nạn đang phải chịu đau khổ? Đối với nhiều người trên thế giới, người tị nạn không có diện mạo hay tiểu sử. Họ chỉ là những con số hay tin tức được đọc lướt qua trên báo chí. Chúng ta hiếm khi quan tâm đến những câu chuyện đau khổ chưa được kể của họ, những đau khổ kéo dài, và trên hết những câu chuyện vô nhân tính nơi người ta sống trong điều kiện rất bấp bênh.  

    COVID-19 đã dạy chúng ta bài học quan trọng, nhu cầu về tình liên đới toàn cầu để đấu tranh chống lại bất cứ điều gì ảnh hưởng đến nhân loại. Năm nay, 2020, phải dẫn chúng ta đến một cách thức mới để ứng xử với những người tị nạn và hoàn cảnh của họ. Với tư cách là cộng đồng quốc tế, nhân loại đã có thể tự tổ chức chống lại đại dịch. Tương tự như vậy, có một nhu cầu khẩn cấp tiếp nhận những người tị nạn bằng sự đồng cảm và liên đới và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng này đồng thời phát triển một hệ thống kinh tế công bằng đảm bảo cho những người tị nạn có cơ hội bình đẳng. 

    Ngày này được dành riêng cho những người tị nạn để nhắc nhớ vai trò và trách nhiệm của chúng ta đối với người thân cận những người đang mất đi cội nguồn là ngôi nhà, văn hoá, gia đình và môi trường của họ và họ đang trải nghiệm một tình thế bi thảm và đau đớn. Chẳng hạn, người Rohingya, đã rời bỏ ngôi nhà của mình để được di tản đến ở một đất nước láng giềng nơi dẫu cho có sự sẵn lòng của chính quyền Bangladesh tiếp nhận họ, thì họ vẫn phải đối mặt với các điều kiện rất dễ bị tổn thương và ngày nay là đại dịch COVID 19. Hiện nay, có hàng triệu người như họ ở các nơi khác trên thế giới. 

    Là Caritas Quốc tế, trọng tâm chính của chúng tôi là nuôi dưỡng tình huynh đệ qua việc thể hiện sự quan tâm và tình thương đối với những người dễ bị tổn thương nhất, trong đó những người tị nạn. Chúng tôi mời gọi các nhà lãnh đạo chính trị đưa ra các quyết định can đảm để bảo vệ những người tị nạn, đặc biệt những người là nạn nhân của mọi lạm dụng ở nhiều nơi. Họ là những người có phẩm giá, có các giá trị cũng như các quyền; và nghĩa vụ của tất cả chúng ta là mở rộng vòng tay tiếp nhận họ, đồng thời đảm bảo họ được sống trong phẩm giá. 

    Là Caritas Quốc tế, một liên hệ chặt chẽ hàng ngày với những đau khổ của người tị nạn, chúng tôi muốn các nhà lãnh đạo chính trị có hành động can đảm và táo bạo như sau:

    •    Đảm bảo các chính sách đóng góp để tiếp nhận những người tị nạn theo một cách an toàn và có nhân phẩm;

    •    Bảo đảm những người tị nạn có các nhu cầu căn bản như lương thực, nước và chăm sóc sức khoẻ, nhằm làm cho họ sống một cuộc sống xứng với phẩm giá;

    •    Cho người tị nạn và di cư nội địa tiếp cận với điều kiện sống an toàn đặc biệt tại thời điểm xảy ra đại dịch này. 

    Chuyển ngữ: BTT - Caritas Việt Nam

    (Nguồn: Caritas Internationalis)

  • Hình ảnh
  • Bài viết liên quan